Tuỳ theo sở thích cá nhân mà gia chủ có thể xây nhà có giếng trời hoặc không có giếng trời. Nhưng trong các lối kiến trúc xây dựng nhà hiện nay thì giếng trời đã được vận dụng rất nhiều vì nó đem lại cảm giác thoải mái, mát mẻ cho ngôi nhà.
Giếng trời có cấu tạo gồm 3 phần:
Đáy giếng: Là phần thấp nhất được đặt dưới tầng trệt nhà, đáy giếng thu nhận ánh sáng mặt trời từ trên cao, cũng như gió để tạo không khí sáng sủa, mát mẻ cho ngôi nhà.
Thân giếng: Phần chiều dài xuyên suốt của ngôi nhà có thể thông theo hướng cầu thang hoặc thông qua cửa sổ các phòng ngủ. Ánh sáng và gió cũng sẽ được lưu thông bởi phần thân giếng đến các tầng của ngôi nhà.
Đỉnh giếng: Phần cao nhất của giếng trời được đặt tại khu vực cao nhất của ngôi nhà (sân thượng). Đây là nơi đầu tiên dẫn ánh sáng và gió để lưu thông đến các phần còn lại của giếng trời.
Về kích thước, giếng trời thường được thiết kế từ 4-6m2. Tránh làm giếng trời quá to hoặc quá nhỏ để không ảnh hưởng đến tổng thể chung của ngôi nhà. Căn cứ vào diện tích của ngôi nhà mà các kiến trúc sư sẽ xác định độ rộng phù hợp cho giếng trời.
Theo tiêu chuẩn xây dựng, diện tích giếng trời chiếm 10% diện tích nhà ở. Tỷ lệ này tùy thuộc vào chiều rộng, chiều cao, chiều sâu, hình dáng của ngôi nhà.
Ưu điểm mà giếng trời mang lại:
Nguồn ánh ánh sáng tự nhiên: Những ngôi nhà phố và nhà ống thường có lối thiết kế san sát nhau nên sẽ bị bí hai bên không thể mở cửa sổ. Thiết kế giếng trời cho các mẫu nhà này sẽ giúp bắt ánh sáng cho các tầng của ngôi nhà.
Thông gió: Giếng trời còn giúp căn nhà luôn mát mẻ, điều hòa không khí, mang đến sự thông thoáng cho ngôi nhà giúp gia chủ dễ chịu hơn.
Tiết kiệm điện năng: Vì có công dụng bắt sáng, thông gió nên gia chủ sẽ không cần phải bật đèn, quạt, điều hòa thường xuyên cũng cảm thấy sáng sủa và mát mẻ. Xây dựng giếng trời giúp gia chủ tiết kiệm điện năng mỗi tháng.
Tạo điểm nhấn kiến trúc: Không chỉ có chức năng bắt sáng và thông gió, giếng trời còn tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Theo đó, phần đáy của giếng trời là nơi thích hợp để lên ý tưởng trang trí tiểu cảnh, hồ nước mini,..tạo điểm nhấn cho không gian nhà ở của bạn.
Tùy theo thiết kế, sở thích của gia chủ mà có thể trang trí giếng trời trong nhà phố tại các khu vực như cầu thang, trong bếp, phòng ngủ, phòng tắm, sân sau,..Nhưng vị trí giếng trời đẹp phổ biến nhất vẫn là đặt gần cầu thang. Đây là vị trí trung tâm ngôi nhà, gần bếp nên ánh sáng và gió sẽ được lưu thông tốt giúp không gian nhà ở thoáng mát, dễ chịu hơn.
Ngoài ưu điểm thì giếng trời cũng sẽ có một số hạn chế như:
Nhược điểm |
Cách khắc phục |
Âm thanh gây ồn: Vì có hình dáng như 1 cái ống thẳng đứng nên việc truyền âm thanh cũng khác nhạy. Từ giếng trời, âm thanh sẽ được truyền và vang rất rõ giữa các tầng nhà với nhau gây bất tiện. | Thay vì làm mặt tường phẳng bạn có thể thay vào ốp đá tự nhiên, gạch thẻ, kính cường lực cách âm,…để có thể giúp giảm bớt âm thanh lại. |
Ứ đọng nước mưa: Với những mẫu giếng trời không có mái che sẽ nảy sinh vấn đề nước mưa bị ứ đọng vào mỗi mùa mưa đến. | Thiết kế giếng trời với hệ thống thoát nước tốt hoặc dùng máy che di động có thể đóng mở mỗi khi sử dụng. Thiết kế phần đáy giếng khoa học như làm bể cá, trồng cây xanh,… |
Gây nóng bức vào mùa hè: Mặc dù giếng trời giúp bắt sáng tốt nhưng vào mùa hè sẽ dễ gây cảm giác nóng bức, khó chịu. | Áp dụng kính chống UV cho phần đỉnh giếng, lắp rèm dưới giếng trời để khắc phục bớt ánh nắng mặt trời. |